Categories: Kỹ thuật in ấn

Tại sao in offset bị lệch màu?

TẠI SAO IN OFFSET BỊ LỆCH MÀU?

Việc sử dụng các loại máy in như máy in decal, máy in offset hiện nay rất quan trọng trong ngành in, bởi có chúng mới có những sản phẩm chất lượng và đẹp mắt để đưa đến tay người tiêu dùng. Nhưng làm thế nào để chuẩn màu sắc khi in ấn offset không hề dễ dàng chút nào. Màu sắc trong in ấn thường bị lệch màu khi in thành phẩm so với những gì mà chúng ta đã thấy trên màn hình hay bản in proof. Màu sắc rất nhạy cảm, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Để sản phẩm in có đạt được độ chính xác tối ưu không phải chuyện đơn giản, nó cần kết hợp bởi nhiều yếu tố kỹ thuật và các chuyên viên in ấn. Tuy màu sắc chính xác trong thiết kế đồ họa là rất khó để đạt được, nhưng nó cũng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của thiết kế.

Nhận thức của con người về màu sắc

– Cách mỗi người nhìn thấy màu sắc có thể khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc của mắt mỗi cá nhân. Điều này đặc biệt đúng trong phạm vi của các dải màu xanh.

– Màu sắc cũng có thể tác động khi được đặt bên cạnh màu khác.

– Có thể thông qua sự phản chiếu hoặc là một ảo ảnh thị giác. Để chứng minh điều này, giữ một mảnh giấy có màu sáng hoặc đối tượng bên cạnh một mảnh giấy trắng gần một cửa sổ sáng. Mảnh giấy sẽ biến thành màu khác

Phụ thuộc vào máy tính và công nghệ in ấn

– Các màn hình máy tính trung bình sẽ hiển thị màu sắc khác nhau tùy thuộc vào máy tính, các loại màn hình (ví dụ, màn hình phẳng LCD sẽ thể hiện màu sắc như xanh hơn), hiệu chỉnh nút điều khiển độ sáng / tương phản cũng cho những hiệu ứng màu sắc khác nhau.

– In phun và máy in laser, với công nghệ hiện đại thật là tiện lợi, nhưng những máy in này thường không có dải màu mà máy in chuyên nghiệp có được. Điều này rất rõ ràng trong trường hợp của màu sắc tươi sáng, đặc biệt là màu tối hoặc màu sắc phức tạp (màu sắc được tạo thành từ màu lục lam, đỏ tươi, vàng và đen (CMYK) tất cả những màu này sẽ được pha trộn với nhau).

Ngoài ra lệch màu còn do một số lỗi khác như

– Do máy in: Máy có độ phân giải màu thấp, máy chất lượng kém thường không xử lý được màu tối ưu. Không những vậy sản phẩm in offset ra còn bị nổi hột (nổi bọt).

– Kỹ thuật in: Đây là yếu tố trình độ của chuyên viên in ấn. Đứng dưới góc độ khách hàng rất khó kiểm định được việc này.

– Việc sử dụng màu theo pantone tại các xưởng in là không chuẩn. Có thể nói mỗi nơi có một chuẩn màu riêng. Đôi khi dùng pantone cũng không chính xác được.

– Thời gian in: Hôm nay in name card 10 hộp. Một tháng sau, in tiếp 10 hộp, nhưng 10 hộp sau màu sáng hơn 10 hộp trước. Vì thời gian khác nhau ảnh hưởng tới việc pha màu khi in ấn.

– In ghép: Một số xưởng in offset thường in ghép bài in của ta với bài người khác. Nên việc lệch màu là thường xuyên xảy ra. In ghép là một kỹ thuật khá hay nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao, nếu sai sót thì lệch màu là chuyện hiển nhiên.

– Chất liệu: Tại sao in danh thiếp thì màu sắc đẹp hơn, nhưng khi in bao thư giấy fort thì màu lại bị sậm hơn. Vì giấy fort cơ bản là hút màu hơn giấy bình thường.

Công cụ thông thường để kiểm tra màu trong in ấn

Bạn có thể tìm một quyển màu chuẩn CMYK dùng cho in offset có bán ở hiệu sách, hoặc kiếm một quyển màu Pantone, 2 quyển này tương đối thông dụng. Còn có nhiều quyển màu khác do các hãng phát hành đi theo hệ thống mực màu của họ.

Trên các quyển màu họ có in các màu cùng các chỉ số để in được màu đó.

Bạn so sánh màu cần in với sách chuẩn màu – lấy thông số màu đưa vào chương trình thiết kế rồi outfilm.

Cho in offset với những máy in tốt + mực chuẩn thì màu sẽ ra đúng được, còn máy in chất lượng kém hoặc ảnh hưởng của việc outfilm màu chuẩn sẽ thay đổi một chút việc này rất quan trọng.

Cho nên khi sản xuất số lượng lớn nên đứng cạnh máy in yêu cầu thợ in điều chỉnh cho chuẩn với màu yêu cầu một cách tương đối.

Nếu màu yêu cầu chính xác tuyệt đối khoảng 99% thì nên in màu pha – yêu cầu thợ pha mực đúng màu đó rồi in cách này thường cho in lưới hoặc in offset kẽm riêng.

aprint